Chia Sẻ File Tính Giá Bán Hàng Shopee Chuẩn Quý 3/2024

Hôm nay Xuân Hiếu Marketer và Học Digital sẽ chia sẻ đến các anh/chị file tính giá bán hàng Shopee chuẩn được cập nhật phù hợp đến quá 3/2024.

Gần đây, sàn thương mại điện tử Shopee đã chính thức đưa ra thông báo về việc thay đổi mức phí bán hàng, với sự điều chỉnh đáng chú ý. Cụ thể, tính đến ngày 3/7/2024, mức phí bán hàng trung bình trên Shopee sẽ tăng lên 15%, tăng thêm 2% so với mức phí cũ. Đây là sự thay đổi quan trọng mà các shop kinh doanh trên nền tảng cần đặc biệt lưu ý để có kế hoạch điều chỉnh giá bán phù hợp.

Với việc Shopee tăng phí bán hàng, ngay từ bước đầu khi bắt đầu kinh doanh trên nền tảng này, các shop cần nắm vững cách tính giá bán sản phẩm. Hiểu rõ công thức Tính Giá Bán Hàng Shopee không chỉ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh giá khi có thay đổi về chính sách phí mà còn là yếu tố quan trọng giúp bạn xác định mức giá hợp lý, vừa đảm bảo cạnh tranh vừa mang lại lợi nhuận ổn định. Việc điều chỉnh giá kịp thời giúp thu hút khách hàng, tạo sự tin tưởng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của shop.

Vậy, công thức tính giá bán sản phẩm trên Shopee chuẩn nhất là gì? Hiếu và Học Digital sẽ chia sẻ ở dưới đây nhé:

1. Phân Biệt Các Loại Chi Phí:

Để xác định mức giá tốt cho sản phẩm khi kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Shopee, trước tiên chúng ta cần nắm vững những chi phí bán hàng trên Shopee theo quy định.

Các Loại Chi Phí Bao Gồm:

  • ✅ Phí thanh toán: 5% – Áp dụng đối với tất cả các nhà bán hàng
  • ✅ Phí cố định: 4% – Áp dụng đối với tất cả các nhà bán hàng
  • ✅ Phí gói freeship: 6% – Áp dụng với shop đăng ký gói
  • ✅ Phí gói Voucher Extra: 3% – Áp dụng với shop đăng ký gói
  • ✅ Phí quảng cáo: 5 – 10% (tùy shop) – Áp dụng với shop tham gia chạy quảng cáo
  • ✅ Thuế: Thuế cho Hộ kinh doanh 1.5%, còn doanh nghiệp tự khai – Áp dụng với shop có doanh thu >100 triệu đồng/năm
  • ✅ Phí lệch phí vận chuyển – Tùy số gram chênh lệch – Áp dụng với tất cả các đơn hàng

Theo mức phí sàn hiện hành của Shopee, nhà bán hàng cần mất ít nhất 15 – 20% phí sàn cho mỗi sản phẩm bán ra thành công, chưa kể chi phí kho bãi, chi phí vận hành, giá cost,…

Trên thực tế, để có một sản phẩm đáp ứng được khả năng chi trả của người dùng, đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh và lợi nhuận, mức giá niêm yết trên sàn Shopee nên cao hơn giá nhập hàng ít nhất từ 30 – 35%.

2. Các Chi Phí Vận Hành

Bên cạnh các chi phí sàn mà nhà bán hàng (NBH) phải đối mặt, việc thống kê chi tiết các chi phí vận hành cũng rất quan trọng để đảm bảo tính chính xác trong việc định giá sản phẩm và quản lý lợi nhuận.

Các Chi Phí Vận Hành Bao Gồm:

  • Thù lao người bán hàng: Bao gồm nhân viên trực page, tư vấn chăm sóc khách hàng (CSKH), và nhân viên chốt đơn.
  • Chi phí vật liệu đóng gói: Các vật liệu như túi niêm phong gói hàng, giấy in nhiệt, băng keo, bút ghi mã vận đơn, túi zip trong, túi zip lụa, cột khí chống sốc, tem dán thank you, hộp carton… đều là những chi phí phát sinh hàng ngày mà NBH cần tính toán cẩn thận.
  • Chi phí quản lý kho bãi: Chi phí này bao gồm việc lưu trữ hàng hóa, bảo quản sản phẩm và các dịch vụ hỗ trợ liên quan.
  • Chi phí nhân viên đóng gói: Gồm chi phí thuê nhân viên đóng gói, giao hàng, và điều đơn để đảm bảo đơn hàng được xử lý kịp thời.
  • Khấu hao tài sản: Các thiết bị như máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, máy tính,… cũng cần tính khấu hao trong suốt quá trình sử dụng.
  • Chi phí marketing: Nếu có, đây là chi phí dành cho việc quảng bá sản phẩm, tăng cường tương tác với khách hàng.
  • Chi phí phát sinh khác: Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, có thể bao gồm phí bảo hành, phí trả lại hàng, hoặc các dịch vụ khác mà NBH cung cấp.

Đây đều là những chi phí rất quan trọng trong cấu thành giá bán sản phẩm, càng chi tiết trong việc thống kê, độ chính xác trong việc xác định giá bán càng cao. Rất nhiều Shop gặp phải vấn đề không thống kê được chi phí nội bộ, dẫn đến tình trạng bán hàng có lãi nhưng vẫn không thấy dòng tiền. Đây là một lỗ hổng lớn trong bài toán kinh doanh mà các NBH cần phải khắc phục để duy trì sự bền vững trong hoạt động kinh doanh của mình.

3. Bảng Công Thức Tính Giá Bán Hàng Shopee Hiệu Quả Cho Nhà Bán Hàng

Công thức tính giá bán trên Shopee sau đây sẽ giúp bạn có cơ sở thực hiện việc xác định giá tốt nhất:

bảng tính giá bán shopee

Đừng để thành công phải
“đứt gánh giữa chừng” chỉ vì quy trình lộn xộn!

  • Xin lưu ý: trong trường hợp link tải không hoạt động anh chị vui lòng comment email phía dưới để Hiếu tiện chia sẻ file đến anh chị.

Trên đây Xuân Hiếu Marketer và Học Digital đã tổng hợp sẵn công thức tính giá bán sản phẩm Shopee hi vọng rằng anh/chị sẽ áp dụng thành công trong cách tính giá bán sản phẩm của shop mình và kinh doanh thuận lợi trên sàn Shopee.